Wifi 6 là gì? công nghệ này có gì khác so với các phiên bản trước

WiFi 6 (Wi-Fi 6) hay được biết tới với tên gọi Chuẩn kết nối không dây thế hệ 6 (hoặc theo kỹ thuật gọi là chuẩn Wi-fi 802.11ax), cải thiện tốc độ tốt hơn so với các kết nối mạng không dây với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,… trước đây.cung cấp cho người dùng một nền tảng kết nối mới mang lại một loạt cải tiến đáng giá trong đó quan trọng nhất là tốc độ truy cập nhanh, băng thông cao, độ trễ thấp hơn lên nhiều lần so với thế hệ trước đó.

Điều này đã mang lại bước tiến lớn cho một loạt các ứng dụng hiện tại đang yêu cầu tốc độ truyền tải ngày càng cao : phát trực tuyến phim độ phân giải cực cao tới 4K, 8K; ứng dụng/phần mềm cho kinh doanh; chơi gamer trực tuyến, hội nghị trực tuyến… giúp người dùng khai thác tối đa lợi ích từ cải tiến này.

Hãy cùng Việt Số Hóa tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này

3006 WI FI 6 prima

Khi nói tới tên gọi “WiFi 6 – Wi-FI 6” thì điều đầu tiên cũng ta cần biết tới Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đây chính tổ chức chịu trách nhiệm quyết định, phát triển và thiết kế các tiêu chuẩn Wi-Fi chung cho các nhà sản xuất thiết bị phần cứng có thể dựa vào đó làm tham chiếu giúp mang sự đống nhất về mặt thông số, tránh mỗi hãng có 1 cách riêng làm khách hàng bị rối khi sử dụng.

Và cũng từ đây sau nhiều lần thấy sự khó khăn của người tiêu dùng khi tìm kiếm các sản phẩm, thiết bị mạng theo kỹ hiệu đấy tính kỹ thuật có thể gây khó hiểu như : 802.11n, 802.11ac, 802.11ax… hay tên gọi chuẩn B, chuẩn G, Chuấn N nên đã đổi lại thành các con số để mang tới sự tiện dụng nhất và cụ thể là :

– Chuẩn 802.11n sẽ được gọi là Wi-Fi 4 giới thiệu năm 2009.

– Chuẩn 802.11ac sẽ được gọi là Wi-Fi 5 phát hành vào năm 2014

– Chuẩn 802.11ax sẽ được gọi là Wi-Fi 6, đây là phiên bản mới nhất chính thức được thông qua ngày 16-9-2019

0107 wifi6domotica

Điểm qua cải tiến đáng chú ý của chuẩn kết nối thế hệ thứ 6 này

1.  Tốc độ truy cập nhanh, hiệu suất truyền tải tăng cường

Tốc độ truyền tải có thể nói là sự khác biệt đầu tiền được thể hiện giữa Wi-Fi 6 và Wi-Fi 5. Khi tần số phát sóng không dây cao nhất và trong khoảng cách lý tưởng thì có thể lên tới có thể đạt tới giới hạn 11 Gbps cho thấy 1 sự tăng trưởng vượt bậc lên tới 30-40% so với chuẩn cũ.

Hay như với bài test thử nghiệm được 1 hãng sản xuất danh tiếng công bố với so sánh trực quan nhất cho thấy sự tiến bộ vượt trội này

1007 wifi661

Để có thể đạt được điều này phải kể tới hai công nghệ mới :

Sử dụng kỹ thuật truyền dữ liệu kỹ thuật số 1024-QAM đột phá mang lại tốc độ kết nối nhanh chóng hơn rất nhiều ví dụ chuẩn WiFi 5 cũ (802.11ac) sử dụng kỹ thuật 256-QAM thì so với 1024-QAM có thể đóng gói thêm 25% thông tin trong tín hiệu để tăng hiệu năng lên tới 1,25 lần. Tốc độ có thể được tăng cao lên đến 11 Gb/s ở điều kiện tốt nhất đem lại sự trải nghiệm tốt nhất cho mọi yêu cầu của người dùng.

0107 Coverage 02

Một tính năng đặc sắc nữa của WiFi 6 là Orthogonal Frequency Division Multiple Access – OFDMA (Phân chia tần số trực giao nhiều người truy cập). Về mặt lý thuyết thì việc được tiến hành bằng cách chia phổ khả dụng thành các đơn vị nhỏ hơn, nhờ đó làm tăng thông lượng và hiệu suất mạng.

Thông thường sóng Wifi chúng ta đang dùng hoạt động trên phổ tần 2.4GHz và 5GHz được phân bổ theo bộ kênh với độ rộng 20MHz. Các kênh 20MHz này nhóm lại với nhau thành các block (khối) 160MHz. Ở WiFi 6 gia tăng đáng kể các kênh 20MHz  thành 256 kênh phụ riêng lẻ so với 64 kênh hiện tại ở các chuẩn trước. Cùng với đó phân bổ các kênh phụ bổ sung mới dưới dạng các Resource unit (RU – Đơn vị tài nguyên) để giao tiếp đồng thời với một số thiết bị 802.11ax thay vì hạn chế chỉ 1 thiết bị như các chuẩn trước

2.  Hỗ trợ giao thức MU-MIMO tốt hơn, phân phối dữ liệu hiệu quả hơn

Điểm sáng của chuẩn kết nối không dây mới này là khả năng hỗ trợ nhiều thiết bị hơn trong khi vẫn giữ tốc độ cao. Và sự thành công đó phải kể tới sự đông góp của công nghệ MU-MIMO.

Để hiểu được lợi ích của MU-MIMO thì chúng ta có thể cùng tìm hiểu một chút về thuật ngữ công nghệ này

MIMO(Multiple In, Multiple Out) về cơ bản chính là sử dụng nhiều anten để phát và thu nhận tín hiệu của kết nối không dây thì sẽ giúp tín hiệu truyền đi được ổn định và mạnh mẽ hơn do các tín hiệu được phân tán đi với nhiều luồng dữ liệu truyền nên làm cho các gói tin đến nhanh hơn s với chỉ 1 bộ anten đảm nhiệm

1007 r6nmn

Cũng từ đây thì công nghệ này được chia thêm thành hai nhánh với đặc điểm khác nhau :

SU-MIMO (Single User – Multiple Input – Multiple Output) cho phép nhiều luồng dữ liệu đồng thời gửi và nhận giữa bộ Router với một thiết bị thay vì chỉ có thể gửi hoặc nhận vào một thời điểm.

Nên SU-MIMO sẽ gia tăng đáng kể tốc độ truyền dữ liệu không dây nhưng chỉ có thể gửi/nhận dữ liệu với một thiết bị vào một thời điểm (Single-User)

 

MU-MIMO (Multi User – Multiple Input – Multiple Output) cho phép nhiều luồng dữ liệu đồng thời gửi và nhận giữa bộ Router với nhiều thiết bị cùng một lúc mang tới hiệu quả to lớn khi giảm thời gian chờ tín hiệu của từng kết nối và tăng tốc độ cùng hiệu quả sử dụng mạng lên khi số người dùng được xử lý động đảo hơn.

 

Tính năng MU-MIMO đang dần dần chứng tỏ được sự vượt trội khi sử dụng cùng lúc và hỗ trợ được đa kết nối giúp khách hàng sử dung truyền tải dữ liệu tốt hơn.Nhất là dành cho các ứng dụng, dịch vụ hoặc môi trường làm việc đòi hỏi phải tải lên dữ liệu từ nhiều thiết bị cùng một lúc. Nếu như ở chuẩn WiFi 5 thì tính năng này chỉ thường có mặt ở các dòng sản phẩm trung và cao cấp thì với chuẩn WiFi 6 ngoài việc nâng lên tính năng MUMIMO đa hướng (cả uplink và downlink) thì cũng hỗ trợ để  MUMIMO có mặt trên hầu hết các router mới với mức chi phí bỏ ra ban đầu tối ưu hơn

0107 DIR 842 MUMIMO

3.  Hỗ trợ tiêu chuẩn bảo mật wifi mới nhất 

Hệ thống mạng không dây chuẩn 802.11ax thế hệ thứ 6 sẽ được bảo mật cao hơn với WPA3 (Wi-Fi Protected Access 3) giúp thiết bị kết nối an toàn khi dùng modem có chuẩn này với mạng công cộng, chống lại các cuộc tấn công mạng tiềm ẩn, mã hóa thiết bị truy cập và vẫn giữ kết nối dễ dàng hơn cho thiết bị khi truy cập nhất là các thiết bị không đi kèm màn hình.

Wi-Fi Alliance đã công bố giao thức bảo mật WPA3 vào năm 2018, nó cung cấp phương pháp an toàn và đáng tin cậy hơn nhiều để thay thế WPA2 và các giao thức bảo mật cũ hơn.

Các cải tiến đáng chú ý bao gồm :

– Thay đổi cơ chế xác thực 4 bước và PSK (Pre-Shared Key) của WPA2 sang một phương pháp mới an toàn hơn là SAE (Simultaneous Authentication of Equals) giúp giảm thiểu tấn công Brute Force (dò đoán mật khẩu) và giới hạn việc bị giải mã dữ liệu hàng loạt

– Mã hoá dữ liệu truyền của người dùng trong các hệ thống mạng WiFi không sử dụng mật khẩu để đăng nhập (nhiều người dùng do vô tình hoặc lười cũng mắc cái này)

– Đơn giản hoá việc kết nối WiFi của các thiết bị không có màn hình ( thiết bị IoT, thiết bị gia dụng thông mình ( đèn, loa,ổ cắm …)

– Với mạng cho doanh nghiệp thì tăng cường khả năng mã hoá từ 128 bit lên 192 bit

1007 wi

4.  Tối ưu hóa hiệu năng mang lại thời lượng sử dụng dài hơn cho thiết bị kết nối

Tính năng “target wake time” (TWT) giúp  các thiết bị sử dụng Wi-Fi : smartphone, laptop… sẽ có thời lượng pin dài hơn.

Cụ thể với cơ chế thống minh khi thiết bị đang kết nối Wi-Fi thì có thể cho biết chính xác khi nào nên để Wi-Fi “ngủ” và khi nào cần “đánh thức” Wi-Fi để tiếp nhận đường truyền tiếp theo. Điều này sẽ tiết kiệm năng lượng khi thiết bị không cần hao phí lượng pin cho việc duy trì liên tục mang lại thời gian sử dụng dài lâu hơn

1007 wifi66

Trên đây là những diễn giải cơ bản nhất về chuẩn WiFi 6 mới nhất trên thị trường để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn mua sắm các thiết bị phát mạng không dây phù hợp nhu cầu sử dụng