Hệ thống tượng phật và cách sắp xếp theo thứ tự trong chùa ở miền bắc

Ở miền Bắc Việt Nam được xem là nơi tiếp nhận Phật giáo sớm nhất và được lưu giữ mô hình thờ cúng cổ nhất. Khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch, Phật giáo đã được du nhập và nước ta. Phật giáo đã hòa nhập vào từng phong tục lãnh thổ và đã hình thành nên sự phong phú, đa dạng trong cách thờ phượng của Phật giáo. Phật giáo phân thân để hòa nhập nhưng nguyên thể không hai. Nói cách khác, phương pháp thờ Phật mọi miền tuy khác nhau nhưng biểu tượng và nghĩa lý không khác. Một ngôi chùa Phật giáo (theo Bắc tông – ở miền Bắc nước ta) phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà Tăng. Ngoài ra còn có Nhà Tổ và Trai đường.

So do he thong tuong chua mien bac e1587207262600

CHÍNH ĐIỆN

Trong chính điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng thân”.

Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ.

Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc.

Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế.

Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ-tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ-tát” và “Văn thù Bồ-tát” đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng “Di Đà Tam tôn”.

Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh.

2018 06 23 9a953da725

TƯỢNG TAM THẾ PHẬT

Tam thế Phật là một bộ tượng bao gồm 3 bức tượng Phật bằng đồng giống hệt nhau, được tạc trong tư thế ngồi thiền kiết già, vì vậy mới gọi là tam thế.

Trước tiên, chữ “thế” trong tam thế Phật được hiểu chính là “thời” tức là 3 vị phật ở 3 thời không khác nhau bao gồm: quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, Phật A Di Đà là vị Phật đại diện cho quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật đại diện cho hiện tại còn Phật Di Lăc chính là vị Phật đại diện cho thời không ở tương lai. Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật chính là đại diện cho sự vô lượng vô biên của vô số chư Phật mười phương

hinh anh tuong tam the phat bang nhua composite dep nhat 3

TƯỢNG DI-ĐÀ TAM TÔN

– Đặt ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm: Phật A-di-đà (ngồi giữa), Đại Thế Chí (bên trái); Quan Thế Âm (bên phải) ( còn gọi là Quan Thế Âm vô uý, Quan Thế Âm Nam Hải, Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, Phật bà Quan Âm).  Đây là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật A-di-đà. Phật A-di-đà là Phật được tạc to nhất trong các nhóm tượng tuỳ theo khuôn khổ từng chùa.

– Cũng được gọi là Di Đà Tiếp Dẫn – có nghĩa là : đón chúng sinh có Phật quả về Tây phương cực lạc, nơi không sinh không diệt, không chìm vào sanh, lão, bệnh, tử.
+ A Di Đà Phật đứng chủ về cõi Niết Bàn ở phía tây, Ngài có 13 đại hồng danh, trong đó nổi lên là Vô Lượng Quang Phật – có nghĩa là ánh sáng Phật pháp từ Ngài tỏa ra muôn nơi không gì che cản nổi, nhằm cứu độ chúng sinh; Vô Lượng Thọ Phật – là vị Phật thọ ngang cùng trời đất để giáo hóa mọi kiếp đời .

+ Quan Thế Âm Bồ Tát- trong thời gian làm thị giả cho A Di Đà Phật thì Ngài đại diện cho đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả.

+ Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho đại hùng, đại lực, đại trí, đại tuệ. Tích truyện về Thế Chí có kể rằng Ngài bước đi làm rung chuyển thế giới Ma Vương , có nghĩa là trí tuệ đi đến đâu thì sự ngu tối và tàn ác bị diệt trừ tới đấy.

TUONG DI DA TAM TON

Tượng Tây Phương Tam Thánh gỗ mít

TƯỢNG HOA NGHIÊM TAM THÁNH

Tượng ở bên phải, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng “Đức Văn-Thù Bồ-tát”; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng là tượng “Đức Phổ-Hiền Bồ-tát”, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.

TƯỢNG THÍCH-CA MÂU-NI

Tượng đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Ở trong chùa Phật giáo ta, tượng Thích-ca Mâu-ni được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác nhau theo truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của Thích-ca Mâu-ni.

Tượng Tuyết Sơn
– Diễn tả Thích-ca Mâu-ni trong thời kỳ tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn (núi rừng Ni-câu-luật) với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc xương.
– Bộ mặt và cơ thể của tượng được biểu hiện rõ nỗi dày vò, nổi rõ gân cốt, chân khoanh chân chống, tay hững hờ tì trên gối. Mắt tượng nhìn vào khoảng không. Theo tích truyện thì bằng kiếp tu khổ hạnh, Thích Ca không thành công, Ngài bỏ xuống núi được cô gái chăn bò dâng sữa. Uống xong ngài tắm rửa sạch sẽ thấy tỉnh táo mà ngồi thiền định rồi đạt được đạo chính đẳng chính giác (giác ngộ thành Phật).

– Thị giả bên tượng Tuyết Sơn là tượng của hai đệ tử thân thiết, gồm:

+ Ca Diếp: tổ thứ nhất, người hiểu sâu xa ý nghĩa của đạo lý, có công tập hợp tăng chúng sau định Tam Tạng kinh, trong tạo hình thì mặt Ngài có nhiều nếp nhăn, già, tay của Ngài kết ấn “mật phùng” để giữ cho tâm thanh, lòng không tà loạn.
+ A Nan Đà – vị tổ thứ hai là em họ của Đức Phật Thích Ca, Ngài rất thông minh, nhớ được các lời Phật dạy, rồi ghi lại làm nền tảng cho Kinh, Ngài có khuôn mặt trẻ, tay Ngài thường hay kết ấn “liên hoa”- chắp tay để trước ngực, biểu hiện ý nghĩa như bông sen của Phật Hoa Nghiêm.

– Được tạc trong tư thế ngồi trên toà sen, mặc áo pháp, một vai để trần (tượng tay cầm bông sen là tượng Thế Tôn niêm hoa…)
– Hai bên tượng Thích-ca thuyết pháp có hai vị thị giả là Văn thù Bồ tát (Trí – giúp về trí tuệ thuộc lý) và Phổ hiền Bồ tát (Bi – giúp về hành nguyện thuộc sự). Có chùa thay hai tượng này bằng hai tượng đệ tử An-na-đa và Ca-diếp (thuộc bộ ba của Tiểu thừa/ Nam tông/ Phật giáo nguyên thủy).- Thông thường tượng Thích Ca được gọi là tượng Hoa Nghiêm, Ngài ngồi trên tòa sen trong thế kiết già, tay trái trong ấn tam muội, tay phải giơ bông sen.Trợ thủ cho Phật là Văn Thù Bồ Tát, nhiều khi được cưỡi con sư tử xanh, ngồi bên trái, tượng trưng cho chân trí tuyệt đối của đạo Phật. Ngài tu tại Ngũ Đài Sơn (Trung Hoa), là hiện thân của trí tuệ. Con sư tử Ngài cưỡi là hiện thân sức mạnh của tầng trên, cho sự trong sáng.Vị Phổ Hiền Bồ Tát thường được cưỡi voi trắng ở bên phải, Ngài là hiện thân cho chân lý tuyệt đối của đạo Phật, con voi Ngài cưỡi cũng biểu hiện về sức mạnh trần gian và sự thanh bạch, trong sáng….

Tượng Niết Bàn 
– Diễn tả Thích-ca Mâu-ni đang nhập Niết bàn.
– Thông thường tượng Niết Bàn ở tư thế nằm nghiêng sườn bên phải xuống thoải mái, tay phải co lại chống lên đầu, mắt lim dim.
– Tượng Niết Bàn ít thấy ở các ngôi chùa thờ Phật theo Bắc tông, còn ở các khu chùa thờ Phật theo Nam tông thấy phổ biến.

 

Ở lớp thứ ba ấy, có nhiều chùa thờ tượng đức “Thích-ca Mâu-ni” ngồi cầm hoa sen, như khi Ngài thuyết pháp ở núi Linh Thứu; bên tả là tượng “Ca-Diếp Tôn giả”, vẻ mặt già,bên hữu là tượng “A-Nan-Đà Tôn giả”, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-ca khi Ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị Tôn giả ấy đều tạc đứng, mang hình dáng hai thầy tỳ-kheo.

TƯỢNG DI LẶC

– Phật Di Lặc được diễn tả bằng một pho tượng có thân hình đẫy đà béo tốt, ngực xệ, bụng phệ, miệng cười lạc quan, tư thế một chân co một chân chống.
– Thông thường hai bên tượng Phật Di-Lặc là hai tượng Pháp hoa lâm Bồ tát và Đại diệu tường Bồ tát, nên còn gọi là Di-Lặc tam tôn.
– Khuôn mặt tượng luôn cười hớn hở bắt nguồn từ đại tâm, từ hỉ và xả của Ngài Di Lặc Phật còn được gọi là đấng Từ Tôn, được coi như là một Chúa cứu thế, nên người ta thường cho rằng: “ Di Lặc xuất thế thiên hạ thái bình”- có nghĩa là: Di Lặc xuống đời muôn nơi yên ấm.